Gần đây, các chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí chụp ảnh thời trang đang diễn ra tràn lan trên mạng xã hội. Không ít người vì nhẹ dạ cả tin mà bị “sập bẫy” và bị lừa mất một khoản tiền kha khá. Theo đó, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi mà pháp luật nghiêm cấm, cá nhân, tổ chức nào có hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định. Vậy theo quy định, Hành vi lừa “tuyển mẫu nhí” để chiếm đoạt tài sản bị xử phạt bao nhiêu tiền? Tố cáo hành vi lừa “tuyển mẫu nhí” để chiếm đoạt tài sản ở đâu? Hành vi lừa “tuyển mẫu nhí” để chiếm đoạt tài sản bị đi tù bao nhiêu năm? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Cảnh giác với các chiêu trò lừa “tuyển mẫu nhí” để chiếm đoạt tài sản
Gần đây, cơ quan công án đã phát cảnh báo về chiêu lừa đảo xảy ra thường xuyên trên mạng xã hội. Cụ thể, tội phạm sử dụng mạng xã hội đăng tin trên nền tảng mạng xã hội Facebook, Zalo với nội dung “Mẫu ảnh thời trang bé yêu”, “Tuyển trẻ em làm người mẫu cho hãng thời trang” có thù lao. Nhiều cha mẹ thấy việc nhẹ, lương khá, cả tin nên cũng muốn cho con của mình trở thành người mẫu.
Chiêu trò bắt đầu từ khi các bậc phụ huynh liên hệ với các trang tuyển dụng, phụ huynh được yêu cầu tải ứng dụng Telegram và đưa vào một nhóm kín. Trong nhóm này, các đối tượng sẽ có phân vai: Trợ lý, chuyên viên, tổng giám đốc, cộng tác viên…và đề nghị nạn nhân làm nhiệm vụ cộng tác viên trên mạng, nội dung là chuyển tiền online vào các tài khoản ngân hàng do các đối tượng chỉ định.
Nếu hoàn thành các “nhiệm vụ” được giao sẽ được nhận tiền gốc và lãi theo cấp độ tăng dần. Nạn nhân chuyển tiền làm “nhiệm vụ” các lần đầu sẽ thấy được nhận lại tiền gốc và lãi 10% nên tiếp tục chuyển tiền cho các đối tượng.
Tuy nhiên, nhiệm vụ tương ứng với số tiền mỗi tăng, đến khi nạn nhân không đủ số tiền để thực hiện “nhiệm vụ” nữa thì các đối tượng sẽ khóa nhóm và chiếm đoạt toàn bộ số tiền đã lừa đảo.
Trước chiêu trò lừa đảo sử dụng trẻ để đánh vào tâm lý phụ huynh, cơ quan Công an khuyến cáo người dân không cung cấp những thông tin cá nhân cho người lạ, người không quen biết trên không gian mạng; không kết bạn, không vào các nhóm Zalo, Facebook, Telegram… không quen biết. Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin tội phạm để phòng ngừa; trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc nghi vấn có hành vi thủ đoạn như trên.
Hành vi lừa “tuyển mẫu nhí” để chiếm đoạt tài sản bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Nếu hành vi lừa “tuyển mẫu nhí” để chiếm đoạt tài sản chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy, Hành vi lừa “tuyển mẫu nhí” để chiếm đoạt tài sản nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt từ 02-05 triệu đồng và buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp đó. Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi vi phạm thì mức phạt tăng lên gấp đôi.
Lừa “tuyển mẫu nhí” để chiếm đoạt tài sản có giá trị từ bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?
Theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” như sau:
- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
Theo đó, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu giá trị tài sản lừa đảo từ 2.000.000 đồng trở lên.
Trường hợp tài sản bị lừa đảo ít hơn 2.000.000 đồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn vi phạm, gây ản hưởng đến an ninh, trật tự,…
Nếu, giá trị tài sản bạn bị lừa đảo từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc rơi vào các trường hợp ngoại lệ trên thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tố cáo hành vi lừa “tuyển mẫu nhí” để chiếm đoạt tài sản ở đâu?
Theo Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
- Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
- Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Theo đó, khi bạn bị lừa đảo, bạn có thể gửi đơn tố giác hành vi lừa “tuyển mẫu nhí” để chiếm đoạt tài sản đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức khác theo quy định nói trên.
Hành vi lừa “tuyển mẫu nhí” để chiếm đoạt tài sản bị đi tù bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, theo quy định như trên, người có hành vi lừa “tuyển mẫu nhí” để chiếm đoạt tài sản có thể phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Hiểu Rõ Biếng Ăn Tâm Lý Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân và Giải Pháp Hiệu Quả
2 trẻ tử vong đột ngột tại nhà khi ngủ: Cảnh báo hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có bị hậu COVID-19 không?
Trẻ nhỏ bị quầng thâm ở mắt cảnh báo bệnh gì?
Chuyên gia dinh dưỡng “tự xưng” – Nguyễn Thị Miện
Chuyên gia dinh dưỡng “tự xưng” – ăn cắp bản quyền lừa đảo Nguyễn Thị Miện
Tết của trẻ con
Trẻ con làm ồn trong quán cà phê: Chắc phải ‘đánh đòn’ cha mẹ?