Xử lý thế nào nếu trẻ nhỏ đi ngoài ra máu?

Trẻ nhỏ đi ngoài ra máu là tín hiệu cho thấy sức khỏe trẻ đang không ổn định. Nếu không xác định đúng nguyên nhân và điều trị có thể khiến tình trạng xấu hơn. Vậy trẻ đi ngoài ra máu do những tác nhân nào? Cần xử lý thế nào trong trường hợp này?

1. Trẻ nhỏ đi ngoài ra máu là hiện tượng gì

Đây là tình trạng trẻ đi ngoài có phân màu đen, đỏ đậm hoặc đỏ tươi. Đôi khi trong phân của bé còn có bọt, đàm nhớt hoặc mùi hôi bất thường. Thông thường, tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ không xuất hiện đơn độc mà còn kèm theo những triệu chứng của những bệnh về đường tiêu hóa. Chẳng hạn như sưng nóng hậu môn, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, bụng đau quặn,…

Trẻ nhỏ đi ngoài ra máu là một dấu hiệu nguy hiểm. Do đó, trong quá trình chăm sóc trẻ mỗi ngày, bố mẹ nên chú ý đến vấn đề đại tiện của trẻ. Nếu có vấn đề bất thường hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc những cơ sở y tế để khám và khắc phục. Tuyệt đối không để tình trạng kéo dài vì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng sau này.

Trẻ đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh lý cần được điều trị

Trẻ đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh lý cần được điều trị

2. Trẻ đi ngoài ra máu do những tác nhân nào

Màu sắc máu lẫn trong phân bé tùy thuộc vào tác nhân gây ra. Một số tác nhân gây bệnh phổ biến như sau.

Táo bón

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ nhỏ đi ngoài ra máu. Khi bị táo bón, hậu môn của trẻ bị nứt kẽ, trầy xước và gây xuất huyết. Kèm theo đó là phân cứng, khô khiến trẻ phải rặn nhiều. Nguyên nhân táo bón thường do trẻ ăn ít rau, nhịn đi ngoài, đi tiểu và thiếu nước.

Bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến bé gặp vấn đề về đường tiêu hóa, khiến bé đi ngoài có máu. Nguyên nhân là do động vật nguyên sinh hoặc vi khuẩn, virus tấn công, do ký sinh trùng.

Biểu hiện phổ biến của bệnh kiết lỵ là phân lỏng, phân có màu, đại tiện hơn 4 lần/ngày. Đôi khi trong phân của trẻ có cả dịch nhầy, bọt hơi và đau hậu môn nên trẻ thường quấy khóc khi đi ngoài.

Bệnh kiết lỵ gây đau hậu môn nên trẻ thường quấy khóc khi đi ngoài

Bệnh kiết lỵ gây đau hậu môn nên trẻ thường quấy khóc khi đi ngoài

Polyp đại trực tràng

Đây là căn bệnh thường gặp phổ biến ở người lớn nhưng trẻ em vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Yếu tố gây bệnh ở trẻ là béo phì, dư thừa chất béo, thiếu chất xơ và ăn ít thịt đỏ. Đa số trẻ mắc bệnh thường không có triệu chứng. Trẻ nhỏ đi ngoài ra máu chảy máu ra ngoài trực tràng nếu polyp tăng kích thước.

Biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh này là tắt ruột nếu không kiểm soát tốt polyp. Do đó, nếu thấy con đi ngoài ra máu, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra để điều trị kịp thời.

Thiếu vitamin K

Vitamin K là một chất cần thiết của cơ thế, nếu thiếu hụt có thể gây chảy máu và dẫn đến đi ngoài ra máu. Đa số trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ gặp phải tình trạng này do nguồn dinh dưỡng chính của trẻ chỉ có sữa mẹ. Do đó, nếu mẹ ăn uống không đủ dinh dưỡng thì bé có thể thiếu hụt vitamin K, khiến trẻ đi ngoài ra máu.

Thiếu vitamin K cũng là nguyên nhân gây khiến trẻ đi ngoài ra máu

Thiếu vitamin K cũng là nguyên nhân gây khiến trẻ đi ngoài ra máu

Lồng ruột cấp tính

Bệnh này thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi do một đoạn ruột bị lộn ngược và chui vào bên trong đoạn ruột gần đó. Dấu hiệu của bệnh là trẻ quấy khóc và đau bụng dữ dội. Sau đó trẻ nôn mửa, đi ngoài có máu lẫn đờm nhớt. Nếu không khắc phục kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Bệnh Crohn

Khi mắc bệnh Crohn, các mô ruột bị viêm nặng nề khiến trẻ không thể hấp thụ chất dẫn đến suy dinh dưỡng, tiêu chảy. Nếu không được điều trị sớm, các mô ruột dần bị hoại tử, chảy máu khiến trẻ nhỏ đi ngoài ra máu.

Thương hàn

Vi khuẩn Salmonella Typhi gây nhiễm trùng hệ tiêu hóa. Vi khuẩn này sinh sống trong đường ruột rồi lây lan khắp cơ thể. Khi mắc bệnh, trẻ thường sốt cao trên 40 độ, phát ban toàn thân, tiêu chảy, đi ngoài ra máu và đổ mồ hôi bất thường.

Thương hàn thường khiến trẻ sốt cao và đi ngoài ra máu

Thương hàn thường khiến trẻ sốt cao và đi ngoài ra máu

3. Các phương pháp điều trị cho trẻ đi ngoài ra máu

Hầu hết trẻ đi ngoài ra máu có chất nhầy đều cần được điều trị tại bệnh viện. Điều cần chú ý là bố mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đi điều trị để không phát sinh những biến chứng nặng hơn. Trẻ cần được bác sĩ xét nghiệm, chẩn đoán nguyên nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Thông thường trẻ sẽ được điều trị bằng một số phương pháp sau:

  • Trẻ sẽ được phẫu thuật nếu nguyên nhân là lồng ruột hoặc polyp.
  • Dùng kháng sinh nếu trẻ bị nhiễm trùng.
  • Điều trị triệu chứng về đường tiêu hóa bằng thuốc giảm đau, chống nôn, cầm tiêu chảy hay bổ sung men vi sinh.
  • Bổ sung nước và điện giải trong trường hợp trẻ tiêu chảy kéo dài.
Trẻ đi ngoài ra máu cần được bác sĩ khám và điều trị

Trẻ đi ngoài ra máu cần được bác sĩ khám và điều trị

4. Cần làm gì nếu trẻ đi ngoài ra máu

Nếu trẻ nhỏ đi ngoài ra máu, bố mẹ cần chăm sóc trẻ ở nhà chu đáo và có thể xin thêm lời khuyên của bác sĩ.

  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, bố mẹ có thể thay thế hoặc bổ sung bằng nước trái cây, nước muối loãng, nước cơm hoặc sữa,… Cách này vừa có thể bù nước, vừa có thể bù điện giải.
  • Tăng cường vitamin K cho trẻ để tránh rối loạn đông máu. Vitamin K chứa nhiều trong những thực phẩm như cần tây, rau bina, củ cải, cải bắp.
  • Bổ sung những thực phẩm bổ máu cho trẻ để bù lại lượng máu đã bị mất khi đi ngoài.
  • Luôn nấu chín thực phẩm, nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, dạng lỏng đồng thời chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn trong suốt thời gian điều trị.
  • Nếu trẻ đi ngoài ra máu do mắc bệnh Crohn thì phải hạn chế sữa và những thực phẩm giàu chất béo, chất xơ,…
  • Không cho trẻ ăn thức ăn cay nóng và dùng chất kích thích như trà, café,…
Cho trẻ uống đủ nước để chống mất nước và bù điện giải

Cho trẻ uống đủ nước để chống mất nước và bù điện giải

Hy vọng qua những chia sẻ trên, bố mẹ đã có thêm thông tin về tình trạng trẻ nhỏ đi ngoài ra máu. Trong quá trình điều trị, bố mẹ nên theo dõi bé cẩn thận để kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường. Nếu còn có vấn đề cần giải đáp, bố mẹ có thể liên hệ với Bệnh viện MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *